Sự hài lòng của khách hàng là uy tín và lợi nhuận của công ty
Tìm kiếm sản phẩm, tin tức
Chuyển đến báo giá
Đánh bóng khuôn mẫu - Bạn đã biết quy trình chuẩn chưa?

Đánh bóng khuôn mẫu - Bạn đã biết quy trình chuẩn chưa?

Ngày 16-01-2024 Lượt xem 329

Đánh bóng khuôn mẫu là gì?

Đánh bóng khuôn mẫu là một quy trình tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc quyết định giá trị của một sản phẩm. Trong ngành gia công cơ khí chính xác nói chung và chế tạo khuôn mẫu nói riêng, đánh bóng khuôn mẫu hoàn toàn khác biệt với việc đánh bóng trong các ngành công nghiệp khác. 

Đánh bóng khuôn mẫu đòi hỏi phải có độ chính xác, yêu cầu của bề mặt hoàn thiện cao (thường là đánh bóng gương). Nó không chỉ yêu cầu cao về độ bóng mà còn về độ phẳng, độ mịn và độ chính xác hình học. Cho nên học kỹ thuật đánh bóng và có một quy trình chuẩn khi đánh bóng khuôn mẫu là việc hết sức quan trọng.

Thông thường có tất nhiều phương pháp đánh bóng khuôn mẫu khác nhau như: Đánh bóng hóa học, đánh bóng từ tính, đánh bóng điện hóa hay sử dụng công nghệ xi mạ…Tuy nhiên các phương pháp trên khó đảm bảo chuẩn về kích thước nên không được áp dụng rộng rãi như phương pháp đánh bóng cơ học thông thường.

Đánh bóng khuôn mẫu là công đoạn đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cao

Đánh bóng khuôn mẫu yêu cầu độ chính xác và tỉ mỉ rất cao

Trong khuôn khổ bài viết này Nihon Setsubi Việt Nam sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình chuẩn trong đánh bóng khuôn mẫu giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình đánh bóng khuôn cụ thể.

Với những chất liệu và yêu cầu khác nhau có thể có nhiều quy trình khác nhau nhưng tựu chung lại đều qua những bước cơ bản đánh bóng thô, đánh bóng tầm trung và đánh bóng tinh. Các quy trình này lần lượt đan xen nhau, cả 3 quy trình đều có độ quan trọng như nhau. Quy trình đánh bóng thô tốt làm nền tảng cho 2 quy trình đánh bóng còn lại. 

Đánh bóng khuôn mẫu - Quy trình cụ thể chi tiết nhất

Bước 1: Đánh bóng thô

Sau quá trình phay, tiện, đột cập hoặc gia công xung điện trên máy EDM. Bề mặt cơ khí thường có nhiều vết bavia cần được xử lý với các loại máy mài và nhám (hay còn gọi là máy mài góc) ở cỡ hạt thô. Máy chà nhám trong giai đoạn này thường có tốc độ quay nhanh, khi kết hợp với các loại đĩa nhám xếp sẽ mài thô bề mặt cần xử lý một cách nhanh chóng.

Sau quy trình xử lý bề mặt với máy chà nhám sẽ là bước sử dụng đá mài dầu để mài thô lại những vết xước do quá trình chà nhám để lại.

Khi mài đến bước này bắt buộc phải tra dầu bôi trơn để làm giảm ma sát mài. Thông thường khi sử dụng đá mài dầu phải mài qua nhiều độ hạt khác nhau để cho ra bề mặt đồng nhất. Các cỡ hạt đá mài dầu sử dụng trong giai đoạn này thường là #240, #320, #600, #800….

Lưu ý trong quá trình này khi đánh bóng lòng khuôn, bạn cần kiểm tra bề mặt của phôi đầu tiên và làm sạch bằng dầu hỏa để đá mài dầu có khả năng hoạt động tối đa, không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn.

Khi mài những dạng khuôn phức tạp, cần thực hiện các vị trí mài từ khó đến dễ. Ưu tiên các góc chết , lòng khuôn khó mài sau đó đến bề mặt góc, cuối cùng mới đến bề mặt phẳng.

Các loại dụng cụ, máy mài khuôn quý khách có thể tham khảo trong quy trình đánh bóng khuôn mẫu 

Máy mài khuôn Nhật Bản Yoshida:

Nhám xếp Đức

Đá mài Nhật Bản

Đá mài dầu Bellstone Hàn Quốc

Hình ảnh đá mài dầu Bellstone sử dụng trong giai đoạn đánh bóng thô

Hình ảnh đá mài dầu Bellstone sử dụng trong giai đoạn đánh bóng thô

Bước 2: Đánh bóng khuôn mẫu tầm trung

Sau khi trải qua công đoạn mài thô, bề mặt đã mịn hơn nhiều tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu để đến giai đoạn đánh bóng tinh. 

Trong giai đoạn này chúng ta thường phải sử dụng các loại chổi đánh bóng hoặc giấy nhám đánh bóng để mài để xóa đi những vết xước nhỏ còn lại. Trong giai đoạn này khi sử dụng giấy nhám thường chúng ta thường sử dụng bằng tay. Tuy nhiên khi sử dụng các loại vật liệu mài khác như đầu mài nỉ hay đầu mài cao su ta có thể kết hợp với các dạng máy mài 90 độ cầm tay để nâng cao hiệu suất mài.

 Trong giai đoạn này, chúng ta sử dụng lực mài vừa phải, không quá mạnh như giai đoạn trước để tránh làm hỏng bề mặt.

Các loại máy mài khuôn, dụng cụ đánh bóng quý khách có thể tham khảo trong giai đoạn này

Giấy nhám Matador Đức

Đầu mài nỉ Miracle Đài Loan

Đầu mài cao su Miracle Đài Loan

Máy mài khuôn 90 độ UHT Nhật Bản

Máy mài khuôn 90 độ Lih Đài Loan

Lưu ý khi thực hiện bước đánh bóng khuôn mẫu tầm trung 

 Khi thực hiện các công đoạn mài khác nhau, chúng ta nên đổi hướng chà của giấy nhám theo một góc khoảng 45° để loại bỏ các hạt ở phía trên. Khi loại bỏ hạt cát hạt mài lớn (trên bậc) cần kéo dài thời gian chà nhám lên 25% (quy đổi theo các kích thước tiếp theo)   
- Thay đổi các hướng khác nhau trong quá trình mài để tránh sự không đồng đều các vân trên phôi.

Khi thay đổi độ hạt trong quá trình chà nhám, phôi và cả tay thợ kỹ thuật cần phải được làm sạch để tránh mang các hạt mài thô sang khâu làm mịn tiếp theo.

Khi đánh bóng bề mặt phôi bằng giấy nhám ép đồng hoặc tre, giấy nhám không được lớn hơn diện tích dụng cụ, nếu không các bộ phận khác của khuôn có thể bị ảnh hưởng.

Khi bạn dùng các loại vật liệu mài đánh bóng như chổi lông ngựa, hay đầu mài nỉ, đầu mài cao su đánh bóng bạn phải đảm bảo hình dạng của dụng cụ mài phải tương đồng với hình dạng bề mặt lòng khuôn, để đảm bảo rằng phôi không bị biến dạng khi mài.

Hình ảnh đá đánh bóng khuôn Ceraton

Hình ảnh đá đánh bóng khuôn ceraton sử dụng trong giai đoạn mài tầm trung

Bước 3: Đánh bóng tinh

Trong giai đoạn này, thường sử dụng nguyên vật liệu là bột đánh bóng kim cương kết hợp với nỉ lông cừu. Trong đoạn này cần mài với lực nhẹ tránh làm xước bề mặt khuôn. Lưu ý là cần phải trải qua nhiều độ hạt khác nhau từ thấp đến cao với những bề mặt khuôn yêu cầu độ bóng cao (ví dụ như ép nhựa quang học ) cần phải lựa chọn bột đánh bóng kim cương cỡ hạt siêu mịn từ 1μm -> 0.5μm -> 0.25μm.

Lưu ý đối với các khe rãnh nhỏ hẹp trên khuôn mẫu cần các loại vật tư chuyên dụng như: dũa kim cương, đầu mài kim cương để đạt hiệu quả cao nhất

Bột kim cương đánh bóng Miracle

Bột kim cương đánh bóng khuôn mẫu sử dụng trong công đoạn mài tinh

Các loại máy đánh bóng khuôn khuôn, dụng cụ đánh bóng, hóa chất đánh bóng khuôn quý khách có thể tham khảo trong giai đoạn mài tinh

Bột đánh bóng kim cương Elgin Dymo Mỹ

Bột đánh bóng kim cương Besdia Đài Loan

Nỉ lông cừu đánh bóng Nhật Bản

Máy mài 90 độ UHT Nhật Bản

Dũa kim cương Miracle Nhật Bản, Besdia Đài Loan

Đầu mài kim cương Mircle Nhật Bản

Lưu ý khi sử dụng các vật tư trong giai đoạn đánh bóng tinh

- Việc mài và đánh bóng bằng bột kim cương cần được thực hiện dưới áp lực nhẹ hơn, đặc biệt là với các bộ phận bằng thép đã được tôi cứng từ trước   
- Khi đánh bằng bột mài dạng sệt khoảng #8000, tải trọng phổ biến là 100-200g/cm² tuy nhiên rất khó để duy trì độ chính xác tải trọng này   
- Để thao tác thuận tiện hơn trong các khu vực nhỏ hẹp, nên chọn các loại nỉ phù hợp, bạn củng có thể cắt một phần nỉ đi để làm nó mềm hơn. Điều này giúp kiểm soát áp suất đánh bóng để đảm bảo rằng áp suất bề mặt không quá cao   
- Khi sử dụng bột kim cương để để bóng, không chỉ bề mặt gia công nên được làm sạch mà cả tay người thao tác củng nên sạch sẽ   

Tham khảo quá trình đánh bóng khuôn mẫu từ A đến Z do Nihon Setsubi Việt Nam thực hiện tại đây.

Tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các loại vật tư đánh bóng khuôn ra thị trường Nihon Setsubi Việt Nam tự tin mang đến quý khách những dòng sản phẩm phục vụ quy trình đánh bóng khuôn mẫu uy tín chất lượng đến từ các nước có nền cơ khí công nghiệp phát triển Như Nhâj Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức. Chúng tôi tự hào cung cấp dụng cụ đánh bóng khuôn trên khắp cả nước đặc biệt ở tphcm, hải phòng, hải dương .....

Mua ngay dụng cụ đánh bóng khuôn mẫu chính hãng giá tốt quý khách vui lòng liên hệ qua

Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Nihon Setsubi Việt Nam

Số 116 Quán Thánh Phường Bình Hàn, Thành Phố Hải Dương

Hotline: 0909788885

 

wiget Chat Zalo Messenger Chat